Mục đích của trấn áp Đại thanh trừng

Việc gì dẫn tới những cuộc thanh lọc của Stalin và nó đóng vai trò nào trong hệ thống quyền lực của chủ nghĩa Stalin, là một đề tài gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu.

Sự đa nghi trước các mối đe dọa

Một số, như Oleg Gordievsky và Christopher Andrew, cho là Stalin quá tin vào những thuyết âm mưu khiến ông bị mắc chứng hoang tưởng và trở nên quá đa nghi.[49] Dimitri Wolkogonow thì cho rằng Stalin thực sự muốn chống lại những âm mưu của phe Trotsky và những người nằm vùng cho chủ nghĩa tư bản, mà cho là các cuộc thanh lọc là những tính toán duy lý để bảo vệ chế độ Liên Xô và giữ vững quyền lực của mình: "Guồng máy trấn áp, mà Stalin trong thập niên 1930 đã để cho hoành hành, không chỉ làm cho các cán bộ cấp dưới trở nên cuồng tín, mà chính cả ông nữa. Có thể là nó đã trải qua các giai đoạn sau: Ban đầu là cuộc chiến đấu chống lại những phe thù nghịch, theo đó là việc hủy diệt kẻ thù của chính bản thân, và sau cùng việc sử dụng bạo lực để bày tỏ lòng thần phục đối với lãnh tụ.[50]

Chống nạn tham nhũng, biến chất

Tại Đại hội lần thứ 13 của Đảng tháng 5 năm 1924, Stalin đã nói rằng Đảng không thể củng cố hàng ngũ của mình nếu không có những cuộc thanh lọc định kỳ đối với những kẻ suy thoái, biến chất trong nội bộ[51]:

Đồng chí Lenin đã dạy chúng ta rằng Đảng chỉ có thể tăng cường bản thân chỉ khi nó đều đặn tự phê bình chống lạo những tư tưởng suy thoái thâm nhập vào hàng ngũ của mình. Chúng ta sẽ đi ngược lại Lênin nếu chúng ta phủ nhận những cuộc thanh lọc trong Đảng nói chung. Đối với các cuộc thanh lọc hiện tại, có gì là sai với nó? Người ta nói rằng những sai lầm cá nhân đã được thực hiện. Đương nhiên là có. Nhưng đã có bao giờ một công việc lớn là không gặp phải những sai lầm cá nhân? Không bao giờ. Sai lầm cá nhân có thể và sẽ xảy ra; nhưng cuộc thanh lọc là điều đúng... Dường như với tôi, hoàn toàn cần thiết là việc Đảng đứng ra với một cây chổi để quét sạch (rác rưởi), bây giờ và một lần nữa.

Chống gián điệp và phá hoại

Báo Dépêtre d'Indochine bình luận mục đích của Stalin trong sự kiện này là nhằm loại bỏ những phần tử hiếu chiến trong quân đội:

Năm 1936, hàng trăm võ quan tinh thông thao lược, nhưng được mệnh danh là "những con rắn lục tà dâm" bị thắt cổ chết trong các nhà ngục của sở trinh thám Guépéou. Ở Nga, người ta cho những cuộc thanh trừng ấy là những phương pháp vãn cứu Hồng quân rất có hiệu lực. Trotsky đã đầu độc Hồng quân với thuyết "thường trực cách mệnh" là lý thuyết đã quả quyết rằng những việc xảy đến ở Nga chỉ là một giai đoạn trong cuộc thế giới cách mệnh. Hồng quân vì thế phải còn can thiệp vào nhiều nước ngoài để chuẩn bị cuộc "cách mệnh xâm lược các nước tư bản". Cũng vì thế người ta đã nghiên cứu đến một chiến lược tấn công. Nhưng Stalin đã giác ngộ các đồng chí trong những mộng tưởng phiêu lưu ghê gớm về tương lai ấy, thống chế Toukhatchevski vì thế bị lên đoạn đầu đài. Cuộc thanh trừng năm 1936 đã xóa tan những ảo mộng xâm lược ngoại quốc để đem Hồng quân về làm nhiệm vụ phòng thủ hoàn toàn, theo những quan niệm của các thủ lĩnh cộng sản kỳ cựu. Cho nên Stalin đã từ chối không muốn giúp gì mấy cho mấy bình dân chiến tuyến Tây Ban Nha hồi năm 1936. Stalin đã có công tăng cường lực lượng Hồng quân bằng cách khu trục tất cả những kẻ "tham lam trọng tội", những kẻ mơ ước như Napoleon. Thì ra ngoài mặt Stalin vẫn hô hào Sô liên chinh phục ngoại quốc, kỳ thật Stalin là kẻ lo sợ ngoại quốc xâm lăng hơn ai cả.[52]

Trên tờ Sông Hương ngày 3 Tháng Bảy 1937:

Thống chế Toukhachevski và bảy viên Nguyên soái ở Nga bị đưa ra tòa vì tội gián điệp, mật thám cho ngoại quốc (Đức), để mưu đồ việc đảo chính và thực hiện lại xã hội tư bản... Trotsky bị đổ, Toukhatchevski kì tưởng chừng sự nghiệp sẽ bị tiêu tan theo. Một sự may mắn, người ta lại thăng cho y chức thống chế. Thật y không hiểu gì cả... Hồi vụ án Trotsky mới đây thôi, người ta đã bắt một sĩ quan hạ thuộc của y. Tuy thế người ta vẫn để y yên ổn. Ngày 1 tháng 5 vừa rồi, trước đài Kemlin xem duyệt binh, y vẫn đứng bên phải của Staline. Chỉ năm tuần sau (11 Juin) là y bị bắt... Ngày 12 Toukhatchevski và 7 viên nguyên soái đã bị xử tử rồi. Lời bàn: Làm bá tước làm quan với Nga hoàng, làm tay chân cho Trotsky, tất đến làm mật thám cho Đức. Một bước đường tất nhiên của lịch sử vậy.[53]

John Scott coi cuộc thanh trừng là một biện pháp hữu hiệu để chống lại gián điệp và bảo vệ đất nước[54]:

Ngày nay, chúng ta biết rằng nhiều viên chức cao cấp, bị kết án và gửi đến Siberia vào năm 1937, sau đó được phục hồi chức vụ trong thời gian chiến tranh, đã phản bội và tham chiến cho Hitler! Rõ ràng các biện pháp thực hiện trong Đại thanh trừng là hoàn toàn hợp lý.Để biện minh cho việc gia nhập Đức Quốc xã, Vlasov đã viết một bức thư ngỏ: "Tại sao tôi bước vào con đường đấu tranh chống Bolshevik." Những gì là bên trong lá thư đó là rất quen thuộc. Đầu tiên, những lời chỉ trích của ông ta về chế độ Xô viết là giống hệt với những lý lẽ của nhóm Trotsky và phe cánh hữu phương Tây."Chính xác là các cuộc thanh trừng và các chiến dịch giáo dục đi kèm với nó đã giúp nhân dân Liên Xô có được sức mạnh tư tưởng để chống lại Đức Quốc xã. Nếu họ không có ý chí kiên định để chống lại Đức quốc xã bằng mọi phương tiện, rõ ràng rằng phát xít Đức đã có thể chiếm được Stalingrad, LeningradMoskva. Nếu các gián điệp phát xít ("đội quân thứ năm") thành công trong việc duy trì sự tồn tại, nó đã có thể tìm được sự ủng hộ của các phần tử chủ bại hoặc phản bội trong Đảng. Nếu sự lãnh đạo của Stalin bị lật đổ, Liên Xô sẽ đầu hàng, cũng như Pháp. Một chiến thắng của Đức quốc xã ở Liên Xô đã có thể ngay lập tức cổ vũ xu hướng ủng hộ Phát xít trong giai cấp tư sản Anh, vẫn mạnh mẽ dưới thời Chamberlain, và làm mất thế thượng phong từ nhóm chống phát xít của Churchill. Phát xít Đức có lẽ sẽ chiếm ưu thế trên toàn thế giới.Cách mạng Tháng Mười giành được sự hận thù của giới quý tộc cũ, các sĩ quan quân đội Sa hoàng cũ và những đội quân Bạch Vệ khác nhau, viên chức nhà nước từ ngày trước chiến tranh, các doanh nhân, địa chủ nhỏ, và kulaks. Tất cả những người đó có nhiều lý do để căm ghét sức mạnh của Liên Xô, cho rằng nó đã tước đoạt của họ một cái gì đó mà họ đã từng có trước đây. Bên cạnh đó là tìng trạng nội bộ nguy hiểm, những người đàn ông và phụ nữ là đối tượng khai thác tốt cho gián điệp nước ngoài.Điều kiện địa lý cũng là vấn đề với chính phủ Liên Xô: các nước đông dân và nghèo tài nguyên như Nhật BảnItaly, các quyền lực hung hăng như Đức Quốc xã sẽ không do dự để xâm nhập vào Liên Xô với các gián điệp của họ, nhằm thiết lập các tổ chức và gây ảnh hưởng, như họ đã làm vào tất cả các nước khác. Những tác nhân như vậy đã thúc đẩy những cuộc thanh lọc.

Trong cuốn sách được viết sau 10 tuần ở Liên Xô vào năm 1941, Quentin Reynolds nói[55]:

"Hôm nay đã không còn một gián điệp, không còn một kẻ phản bội nào ở nước Nga Xô Viết. Người Đức đã cố gắng một cách tuyệt vọng để thiết lập các tòa án với người dân địa phương là người đứng đầu danh nghĩa của các tòa án đó khi họ chiếm các thành phố như Odessa, Kiev, và những nơi khác trong cuộc tiến quân thành công của họ vào mùa thu năm ngoái. Nhưng trong mọi trường hợp, Đức không thu được thành công. Những kẻ phản bội tiềm năng, tất cả đã bị tống vào các trại lao động của phía bắc xa xôi. Stalin biết rõ những gì ông đã làm vào năm 1938: tinh thần đoàn kết tuyệt vời của người dân nước Nga hiện nay và tinh thần hoàn toàn không khiếp sợ trước thảm kịch khủng khiếp mà Đức gây ra là bằng chứng thực tế rằng người dân Nga chấp nhận các cuộc thanh trừng của Stalin. Nói cách khác, đó là việc "Bạn không thể làm món trứng tráng mà không đập vỡ quả trứng".

Năm 2010, Nguyên soái Dmitry Yazov cho rằng[56]:

Bây giờ, thật quá dễ dàng để đánh giá về các vụ hành quyết và các trại tập trung. Còn trong những năm 1930, có rất nhiều kẻ thù đối với chính quyền trong nước. Có rủi ro rất lớn là đất nước có thể quay lại con đường cũ. Và rồi sao - Chả nhẽ Stalin phải cam chịu nhìn tất cả những điều này ư? Nếu anh muốn, vấn đề sẽ là thế này - hoặc thế kia sao...Anh hãy đọc tài liệu, đọc lại các tài liệu mà xem! Phần lớn những người bị đàn áp là ai? Đó là những tên cướp, những kẻ phạm tội nhiều lần, những tên tội phạm, kẻ trộm, kẻ phá hoại hoặc có âm mưu phá hoại. Một số bọn chúng tham gia nổ mìn phá các hầm mỏ, bọn khác thì phá đường ray lật đổ các đoàn tàu, có những tên thì chuyên gây thảm họa trong các nhà máy...Stalin đã hành động theo quy luật đấu tranh chính trị. Sinh mệnh của quốc gia bị đe dọa, và phải cứu quốc gia tránh khỏi sự chống phá của kẻ thù. Thuật ngữ "kẻ thù của nhân dân" xuất hiện như là kết quả của cơn sốt chính trị.

Tùy theo nhãn quan chính trị mà việc đánh giá cuộc thanh lọc Stalin là rất khác nhau. Ngày nay, sách giáo khoa lịch sử của Nga nhìn nhận cuộc trấn áp của Stalin một cách khách quan hơn. Trong thời kỳ này, ở Liên Xô luôn tồn tại chủ nghĩa dân tộc cực đoan đe dọa gây ra thảm họa mới cho đất nước. Trong khoảng thời gian 1944-1954, đã có tới 40.000 dân thường chết do lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc gây ra. Stalin đã cứng rắn và khôn khéo lãnh đạo đất nước dập tắt phong trào này, góp phần củng cố, phát triển Liên bang Xô-Viết. Sách giáo khoa mới đã đánh giá việc trấn áp của Stalin là phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Đối với vấn đề thanh lọc nội bộ cũng được sách bình luận theo chiều hướng tích cực: Trấn áp không phải để "lạm sát người vô tội" mà bản ý của Stalin là loại bỏ những cán bộ kém năng lực, suy thoái đạo đức, tham nhũng trong nội bộ chính quyền. Thực tế này được xem là khát vọng của Stalin muốn bảo đảm cho bộ máy quản lý phát huy hiệu quả lớn nhất.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại thanh trừng http://www.parlament.gv.at/PAKT/PR/JAHR_1997/PK013... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1282/is... http://books.google.com/books?id=lXM2H6tWHskC&pg=P... http://www.paulbogdanor.com/left/soviet/famine/ell... http://sovietinfo.tripod.com/CNQ-Comments_WCR.pdf http://sovietinfo.tripod.com/ELM-Repression_Statis... http://sovietinfo.tripod.com/RSF-New_Evidence.pdf http://www.bpb.de/apuz/30142/revolution-stalinismu... http://dispatch.opac.d-nb.de/DB=1.1/CMD?ACT=SRCHA&... http://www.planet-wissen.de/laender_leute/russland...